Bệnh tụ huyết trùng ở gà có nguy hiểm không và cách điều trị

Trong quá trình nuôi gà đá không thể tránh khỏi những căn bệnh truyền nhiễm ở gà, đặc biệt những căn bệnh này nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong và thiệt hại nhiều cho anh em. Một trong số những căn bệnh cần lưu ý là bệnh tụ huyết trùng ở gà. Cùng 789bet casino tìm hiểu cụ thể hơn về căn bệnh này bạn nhé.

Nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà đá

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một bệnh toi gà gây ra ở vi khuẩn gây ra Pasteurella multocida, bệnh này thường xuất hiện ở các thời điểm giao mùa hoặc khu vực có khí hậu nóng ẩm. Đây là bệnh ở thể nhiễm trùng huyết và có xuất huyết ở vùng dưới da, hoặc có thể xuất hiện máu ở màng niêm mạc, gan hoại tử.

Pasteurella multocida là virus gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà đá 
Pasteurella multocida là virus gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà đá

Gà từ 3 tuần tuổi trở nên sẽ có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn và bệnh này có thể lây lan từ bên ngoài vào chuồng trại của bạn. Vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà với nhiều chủng khác nhau và đây là vi khuẩn Gram (-). Gà sau khi mắc chứng bệnh này sẽ có diễn biến cực nhanh, tỉ lệ chết cao ở đầu ổ dịch.

Khi gà bị bệnh tụ huyết trùng thường có dấu hiệu gì?

Đối với biểu hiện bệnh lý tụ huyết trùng sẽ bao gồm 3 cấp như sau: Thể cấp tính, thể mạn tính, thể quá cấp tính, cụ thể các thể được biểu hiện như sau:

Thể quá cấp tính:

  • Ở thể này bệnh thường diễn biến nhanh, nhiều con gà biểu hiện rõ triệu chứng đã ủ rũ và chết sau đó 1-2 giờ
  • Một số gà có thể gà lăn đùng ra chết khi đang ăn, nếu là gà mái sẽ có trường hơp lên tổ đẻ và chết luôn trên tổ
  • Ngoài ra, trạng thái quá cấp tính sẽ dẫn đến gà thường chết đột ngột , màu da tím bầm, mũi miệng chảy nước nhờn và có lẫn máu.
Dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng ở gà
Dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Thể cấp tính:

  • Nếu ở thể này gà sẽ sốt cao 41-42 độ, gà có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn , xù lông, sã cánh, đi lại chậm chạp và không có sức sống. 
  • Gà có máu chảy ra từ mũi miệng và chất nhầy có bọt lẫn máu, chất nhầy có màu nâu sẫm, đến giữa chu kỳ bệnh gà sẽ bị tiêu chảy và phân màu trắng hoặc màu nâu.
  • Gà ở thể này ngày càng khó thở, mào yếm tìm bầm, sau đó gà chết do ngạt thở.

Thể mạn tính:

  • Ở thể mãn tính thì gà mắc bệnh có hiện tượng viêm khớp, viêm phúc mạc.
  • Gà bệnh khi bị bệnh tụ huyết trùng mãn tính sẽ gầy còm, ủ rủ, thường xuyên thải ra chất màu vàng như lòng đỏ trứng.

Xem thêm >>

Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng trên gà hiệu quả nhất

Say khi nhận biết các biểu hiện có về bệnh tụ huyết trùng ở gà thì anh em cùng tham khảo các phương pháp điều trị như sau: 

Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng trên gà hiệu quả nhất
Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng trên gà hiệu quả nhất

Bước 1: Vệ sinh chuồng trại

Nếu gà bùng phát bệnh tụ huyết trùng thì phải tiêu độc và sát trùng trước, đặc biệt là khu vực chuồng trại. Ngoài ra, nên định kỳ sát trùng  1-2 lần/tuần, thuốc khử trùng nên sử dụng phun trực tiếp vào chuồng luôn. 

Cần lọc gà ốm và gà khỏe ra để cách ly và giúp gà khỏe không bị lây lan mầm bệnh. Nếu  gà khỏe mạnh thì nên bổ sung thêm thêm các vitamin và điện giải, các thức ăn, nước uống đầy đủ, chuồng trại thoáng mát để gà không bị lây bệnh. 

Bước 2: Dùng thuốc kháng sinh

Sau khi vệ sinh chuồng trại thì cần dùng thêm thuốc kháng sinh, có thể lựa chọn một trong những thuốc kháng sinh để trị bệnh tụ huyết trình như sau: Amoxiciclin, Enrofloxacin, Oxytetracyclin, Streptomycin, Neomycin, Genta-tylo, Ampicillin… Khi sử dụng thuốc anh em nên tuân thủ theo liều lượng. 

Bước 3: Dùng vitamin và các chất giải độc gan thận, men tiêu hóa

Đây là cách để tăng sức đề kháng cho gà, nên sử dụng vitamin và các chất giải độc gan thận, men tiêu hóa. Cách này sẽ  chống xuất huyết, cầm máu trên gà và giải độc chức năng gan thận cho gà, bởi đặc thuốc có thành phần chính là sorbitol và các acid amin. Nếu gà bị tiêu chảy nên sử dụng thêm nhiều nước điện giải.

Phương pháp phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi 

Việc phòng bệnh bao giờ cũng quan trọng hơn, đặc biệt với bệnh tụ huyết trùng ở gà thì anh em càng phải giữ gìn hơn bảo vệ chiến kê của bạn. Để có phương pháp phòng bệnh tốt nhất ở gà chọi thì anh em tham khảo một số cách sau đây:

Phương pháp phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi
Phương pháp phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi
  • Sử dụng Vaccine để tiêm cho gà, nếu những gà khỏe  đang ở chung với gà bệnh thì nên dùng Vaccine để phòng bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn. 
  • Sử dụng thuốc bổ để phòng bệnh: Thuốc bổ là cách để tăng cường sức đề kháng cho gà vì thế muốn gà của gà luôn khỏe mạnh thì cần bổ sung vitamin, men tiêu hóa kết hợp với trộn kháng sinh liều phòng bệnh vào thức ăn và nước uống để phòng bệnh tốt nhất cho gà. 
  • Giữ vệ sinh chuồng trại: Đây là cách phòng bệnh tốt nhất để gà của bạn không mắc bệnh. Đặc biệt, nên khử khuẩn thường xuyên và giữ chuồng trại thông thoáng. 

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là loại bệnh khá phổ biến vì thế anh em nuôi gà cần lưu ý để có phương pháp điều trị tốt nhất. Đặc biệt là cần phòng bệnh cẩn thận để không bị lây lan từ gà bệnh sang gà khỏe.